Giới thiệu chung_thông tin cũ

4/22/2021 4:17:06 PM

 Trường ĐH Hồng Đức được thành lập theo Quyết định số 797/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở 3 trường: CĐ Kinh tế-Kỹ thuật, CĐ Sư phạm và CĐ Y tế Thanh Hoá. Ngày 17/1/1998 Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 138 QĐ/TC-UB về bộ máy trường ĐH Hồng Đức hệ thống tổ chức gồm: 10 khoa, 7 phòng, 2 ban, 3 trung tâm và 3 bộ môn;

       Trong đó phòng Đào tạo được thành lập với nhiệm vụ: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc hoạch định chiến lược phát triển đào tạo của nhà trường; quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, tham mưu cho BGH trong việc xây dựng kế hoạch, chất lượng dạy và học, kiểm tra đánh giá các loại hình đào tạo theo quy chế hiện hành.

       Để đáp ứng yêu cầu công tác của nhà trường, Hiệu trưởng ra Quyết định số 524/QĐ-ĐHHĐ ngày 4 tháng 8 năm 2005, phòng Đào tạo với chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc hoạch định chiến lược phát triển đào tạo của nhà trường; quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo gồm: kế hoạch, chương trình, giáo trình, chất lượng dạy và học, kiểm tra đánh giá các loại hình đào tạo theo quy chế hiện hành. Thực hiện chức năng, phòng có 13 nhiệm vụ. Qua 10 năm từ khi thành lập trường đến nay mặc dù tổ chức của phòng luôn bị biến động, từ 18 cán bộ năm 1997 (1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 15 cán bộ); Hiện nay (năm học 2007-2208) phòng hiện có 12 CBVC; công việc tăng so với nhiệm vụ được giao khi mới thành lập trường, biên chế CB giảm song dưới sự lãnh đạo của Đảng Uỷ, Ban Giám hiệu, phòng luôn phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ trong đơn vị, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kết quả nổi bật ở các mặt công tác trong 10 năm qua:

1. Phòng đã tích cực tham mưu cho BGH nhà trường trong việc mở ngành đào tạo và liên kết đào tạo 39 ngành:

Sau một năm trường được thành lập, do nhà trường là một mô hình mới trong hệ thống giáo dục đại học trong cả nước, để phát triển và mở rộng quy mô đào tạo trong nhà trường, thực hiện nhiệm vụ tỉnh giao, đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ cho tỉnh, xã hội và người học, phòng đã tham mưu từng bước hoàn thiện quy trình đào tạo, từng bước phát triển các ngành đào tạo mới.

Năm 1997, khi mới thành lập, trường chỉ đào tạo các ngành bậc cao đẳng khối Kinh tế - Kỹ thuật, Sư phạm, Y tế; để chuẩn bị cho mở ngành đào tạo mới bậc đại học vào năm 1998 và những năm tiếp theo; phòng đã chủ động phối hợp các đơn vị trong trường; phát huy khả năng, năng lực, sức mạnh của đội ngũ cán bộ, giảng viên; học tập kinh nghiệm các trường đi trước, đồng thời liên kết với một số trường trong nước để phát triển trường, mở các ngành nghề mới bậc đại học.

Năm 1998, năm học đầu tiên để chuẩn bị cho tuyển sinh, phòng đã tham mưu, chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng đề cương chi tiết học phần (môn học), chuẩn bị các điều kiện CSVC; nhà trường đã mở đào tạo được 3 ngành bậc đại học mới; đến nay quy mô đào tạo, bậc đào tạo đại học của nhà trường đã phát triển cả về số lượng sinh viên và ngành nghề, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu đào tạo và các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường, khả năng liên kết, đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ cho tỉnh, cho xã hội và cho người học.

Từ năm 2002, nhà trường đã đề nghị Bộ GD&ĐT, được Bộ cho phép mở rộng vùng tuyển từ Thừa Thiên-Huế trở ra đối với các ngành ngoài sư phạm.

Kết quả từ năm 1998 đến năm 2007 trường đã mở và liên kết với một số trường trong nước đào tạo 39 ngành, chuyên ngành bậc đại học hệ chính quy.

Năm học 1998-1999 mở mới 3 ngành: SP Toán, SP Ngữ Văn, Nông học (CN: Trồng trọt);

Năm học 1999-2000 mở mới 1 ngành: SP Vật Lý;

Năm học 2000-2001 mở mới 3 ngành: SP Lịch Sử, Chăn nuôi-Thú Y, Tin học;

Năm học 2001-2002 mở mới 3 ngành: SP Hoá, SP Sinh, SP Tiếng Anh;

Năm học 2002-2003 mở mới 3 ngành: Bảo vệ thực vật, Kế toán, Quản trị Kinh doanh;

Năm học 2003-2004 mở mới 4 ngành: SP Địa lý, SP GD Tiểu học, Nuôi trồng Thuỷ sản, Ngữ Văn; liên kết đào tao 2 ngành: Điện tử viễn thông (LK Bách Khoa), Công nghệ sinh học (LK ĐH NNI);

Năm học 2004-2005 liên kết đào tạo 2 ngành: CN Bảo quản chế biến nông sản (LK ĐH Nông nghiệp I), QTKD-KSDL (LK ĐH Thương Mại);

Năm học 2005-2006 mở mới 3 ngành: SP Mầm non; CN Lịch sử, Việt Nam học; liên kết đào tạo 5 ngành: Kỹ thuật cơ khí (LK ĐH Nông nghiệp I), Lâm nghiệp (LK ĐH Lâm nghiệp), XD Cầu đường và XD dân dụng công nghiệp (LK ĐH Xây dựng), Hệ thốngđiện (LK ĐH Thái Nguyên);

Năm học 2006-2007 mở mới 7 ngành: SP Vật lý-Hoá, Sinh-Kỹ thuật; CN Toán-Tin, Vật lý (Vật lý ứng dụng), Xã hội học, Địa lý (Địa lý du lịch), Nông học (Kỹ thuật hoa viên).

Năm học 2007-2008 mở mới 3 ngành: ĐH Tâm lý học, Lâm học, Tài chính-Ngân hàng (CN TCDN).

Chuẩn bị cho tuyển sinh năm học 2008-2009, phòng phối hợp các đơn vị đang triển khai xây dựng chương trình 5 ngành mới (2 ngành bậc Đại học: Tiếng Anh, Thể dục; 3 ngành bậc Cao đẳng: SP Âm nhạc-Công tác đội, Hệ thống điện, Địa chính)

2. Phòng đã tích cực tham mưu cho BGH thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo:

Tính đến năm học 2007-2008 quy mô đào tạo của nhà trường đã phát triển và mở rộng các hình thức đào tạo (chính quy tập trung, hệ hoàn chỉnh kiến thức, liên thông, vừa học vừa làm; các bậc đào tạo: ĐH, CĐ, TC, Trung học nghề, bồi dưỡng,..).

Năm học 2007-2008 nhà trường đang đào tạo 14.150 HSSV-HV, trong đó: hệ chính quy 7434(trong đó: bậc đại học 37 ngành, 5272 SV; bậc cao đẳng15 ngành, 1777 SV; bậc trung cấp 2 ngành, 277 HS; trung học nghề 108 HS); hệ Hoàn chỉnh kiến thức và liên thông: 1446 SV (trong đó: ĐH 10 ngành, 1247 SV; CĐ: 2 ngành, 199 SV); hệ vừa làm vừa học: 3803 HSSV (trong đó: ĐH 11 ngành, 3093 SV; cao đẳng 5 ngành, 710 SV; TCấp 1 ngành, 37 HV); ngoài ra còn liên kết với các trường ĐH trong nước đào tạo 9 ngàng bậc đại học, hệ vừa làm vừa học với 1432 SV.

Thanh Hoá là một tỉnh có 11 huyện miền núi, ngoài việc tuyển và đào tạo theo chỉ tiêu chung, trường còn được tỉnh và Bộ GD&ĐT giao đào tạo học sinh diện cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đáp ứng tạo nguồn đội ngũ cán bộ cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các huyện miền núi, phòng là đơn vị được Ban Giám hiệu nhà trường giao chỉ đạo tổ chức thực hiện, kết quả từ năm 2002 đến nay đã đào tạo với tổng số học sinh tạo nguồn 548 (đủ điều kiện học đại học, cao đẳng: 512, chuyển học trung cấp: 23); năm học 2007-2008: đã tuyển 16 SV đào tạo theo địa chỉ (ĐH: 14, CĐ 2); 59 SV vào học bậc cao đẳng sư phạm: Toán-CTĐ 20SV, Hoá-TN: 19 SV, Sinh-TN: 20 SV sắp tới tuyển 80 học sinh tạo nguồn.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đội ngũ cán bộ có trình độ công nghệ cao nhà trường được tỉnh giao đào tạo cán bộ Tin tài năng theo dự án của tỉnh với số lượng: 39 sinh viên của 3 khoá (tuyển từ năm 2000, 2001, 2002)

Từ năm 2005, ngoài việc đào tạo theo hình thức tập trung chính quy, đào tạo không chính quy (tại chức cũ), được Bộ GD&ĐT cho phép nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo liên thông, hoàn chỉnh kiến thức đối với một số ngành học cho học viên đã tốt nghiệp trung học được học tiếp lên bậc cao đẳng hệ liên thông: SP Mầm non, Kế toán, SP Tiểu học; học viên đã tốt nghiệp bậc cao đẳng học tiếp lên bậc đại học hệ HCKT ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Nông học (CN Trồng trọt), SP Toán, SP Ngữ Văn, SP Tiếng Anh, SP Tiểu học.

3. Từ năm học 1997-1998 đến năm học 2007-2008 quy mô đào tạo phát triển đáp ứng nhu cầu trình độ đội ngũ cán bộ không chỉ cho tỉnh mà còn cho các tỉnh bạn. Quy mô đào tạo 10 năm qua:

TT

Năm học

Số lượng HSSV-HV, Hệ đào tạo

Tổng số

 HSSV-HV

Chính quy

VHVL, HCKT, LT

1

1997-1998

6161

3714

9875

2

1998-1999

4249

3885

8134

3

1999-2000

5466

3977

9443

4

2000-2001

4847

3968

8815

5

2001-2002

4441

3991

8432

6

2002-2003

4842

5165

10.007

7

2003-2004

5749

4900

10.649

8

2004-2005

5266

5712

10.978

9

2005-2006

6410

7180

13.590

10

2006-2007

6675

6920

13.595

11

2007-2008

7434

6716

14.150


(Hệ không chính quy tính cả số học viên liên kết với các trường đại học khác).

Những năm qua thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X, nhà trường giao cho phòng phối hợp các khoa chuyên môn kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện có chất lượng công tác bồi dưỡng thường xuyên, công tác thay sách giáo khoa các cấp học phổ thông theo chức năng nhiệm vụ được giao. Ngoài ra trong những năm qua đã thực hiện tốt hợp tác văn hoá giáo dục của UBND tỉnh Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn đào tạo sinh viên trình độ đại học và cao đẳng cho tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), năm học 2007-2008 có 12 SV ĐH, 35 HS đang học tiếng, văn hoá cơ sơ.

Nhà trường không chỉ tự đào tạo mà còn đề nghị tỉnh và đã được tỉnh cho phép thực hiện đề án liên kết đào tạo với một số trường đại học nước ngoài đào tạo sinh viên có trình độ đại học và sau đại học, năm học 2006-2007 đã thi tuyển được 53 HV sau đại học theo đề án.

Chuẩn bị cho năm học 2008-2009, phòng đang phối, kết hợp với các đơn vị trong trường xây dựng 5 chương trình đào tạo mới: Cử nhân Tiếng Anh, ĐH Thể dục-thể thao, Cao đẳng Âm nhạc-Công tác đội, CĐ Hệ thống điện, CĐ Địa chính. Tổ chức thăm dò nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch trung hạn 2006-2010, 2010-2020; quy hoạch đào tạo theo hướng ưu tiên mở các ngành khối Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghệ thông tin, Kinh tế gắn đào tạo với sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ cho các lĩnh vực, các vùng miền, các khu công nghiệp và các thành phần kinh tế của tỉnh và cho các vùng lân cận.

4. Việc tổ chức xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo những năm trước nhà trường giao cho phòng QLKH&HTQT, từ năm học 2005-2006 phòng được nhà trường giao thêm nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, biên soạn đề cương chi tiết học phần (môn học), tài liệu phục vụ dạy học,… phòng đã tăng cường chỉ đạo, phối hợp các đơn vị trong trường tổ chức thực hiện:

- Xuất phát từ yêu cầu đào tạo nhân lực đối với mỗi ngành, để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của xã hội, từng thời kỳ phòng phối hợp chỉ đạo các đơn vị tập trung xây dựng mục tiêu đào tạo một số ngành; Để đảm bảo việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chú ý xây dựng nội dung chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, khả thi.

- Chương trình đào tạo các ngành mở mới được xây dựng và thực hiên, sau mỗi năm học, mỗi khoá đào tạo, phòng tham mưu đề xuất các đơn vị xem xét điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu đào tạo và thực tiễn của địa phương.

Đến nay tất cả các ngành đào tạo đều có đầy đủ đề cương chi tiết môn học (học phần); từng khoa, bộ môn đã tăng cường chỉ đạo tổ chức biên soạn tài liệu dạy học; từng giảng viên được phân công giảng dạy các học phần đã biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo. Từ thực tế giảng dạy và kết quả đào tạo có thể nhận thấy rằng, mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo đã được thiết kế và xây dựng đáp ứng các yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Các tiêu chí như khối lượng kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, thực tiễn đời sống xã hội đã được chương trình đào tạo xử lý thông qua các môn học, học phần đáp ứng các yêu cầu của nội dung chương trình đào tạo và trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại, sinh viên có khả năng thao tác, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp.

Việc xây dựng hoàn thiện chương trình đã đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường thích ứng với thực tế, đảm nhận công việc tại các cơ sở, các thành phần kinh tế khác nhau.

Thực hiên Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ GD&ĐT "Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ" phòng đã và đang từng bước tham mưu cho Ban giám hiệu trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

5. Để chỉ đạo công tác dạy học, hàng năm phòng tham mưu giúp BGH xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học , sau khi có ý kiến các đơn vị đề xuất, phòng xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch trình Hiệu trưởng duyệt, tháng 6 hàng năm ban hành chính thức kế hoạch dạy-học cho năm sau, làm cơ sở cho các đơn vị chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện; hàng năm tham mưu tổ chức 2 kỳ kiểm tra việc thực hiện KH; hàng tháng tổ chức kiểm tra đánh giá; qua kiểm tra tham mưu cho BGH đánh giá tình hình, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy-học

Để nâng cao chất lượng đào tạo, phòng tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc: Quy chế tuyển sinh, Quy chế tổ chức đào tạo, thi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập xét công nhận tốt nghiệp; quan tâm tổ chức chỉ đạo quá trình đào tạo, từng khoa, bộ môn, giáo viên, chú ý đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới hình thức tổ chức rèn luyện nghiệp vụ, kiến tập, thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp; tham mưu cho Ban Giám hiệu ban hành các quy định trong công tác quản lý chuyên môn, quản lý nền nếp dạy-học. Như: ban hành chỉ thị "Về tăng cường quả lý nền nếp, nâng cao chất lượng dạy học"; tăng cường chỉ đạo việc thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Kế hoạch thực hiện cuộc vận động" Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội". . . . Đặc biệt quan tâm đúng mức trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của người học một cách nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế; tăng cường cải tiến các hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá: Thi tự luận, thi trắc nghiệm, thi vấn đáp,… Kết quả học tập các năm và kết quả tốt nghiệp của sinh viên, hằng năm được nâng lên; năm học 2006-2007: kết quả phân loại học tập hệ chính quy toàn trường: Khá giỏi đạt 33,5%, TBK: 49,6%, TB: 15,6%, Yếu-Kém: 1,3%; Kết quả tốt nghiệp: 94,3% (trong đó: khá-giỏi: 40,89%, TBK: 44,55%, TB: 8,86%)

6. Để nâng cao chất lượng công tác, góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, lãnh đạo phòng, một số chuyên viên đã tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các đề án phát triển của nhà trường, đúc rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch; công tác quản lý hồ sơ dạy học, quản lý nền nếp dạy học,…. Một số đồng chí lãnh đạo phòng tham gia vào hội đồng khoa học một số đề tài,…

Phòng xây dựng một số quy trình: "Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học"; Q.trình "Kiểm soát các hoạt động liên quan đến quá trình thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp"; Q.trình "Xây dựng chương trình đào tạo"; Q. trình "Tổ chức thi tuyển sinh". Các quy trình được tổ chức tập huấn cho từng đối tượng có liên quan để thực hiện.

Tổ chức các hội thảo: Đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới công tác chỉ đạo thực hành, thực tập; tổ chức các hội nghị triển khai thực hiện phần mềm quản lý đào tạo, triển khai thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.

7. Để nâng cao năng lực trong công tác, cán bộ nhân viên trong phòng hầu hết ở độ tuổi cao ngoài 50, song đều tích cực tự nghiên cứu, học tập. Năm 2000-2005 có một đồng chí tham gia NCS; năm 2005-2006: 1 đồng chí đi học chính trị cao cấp, 1 học lớp quản lý giáo dục đào tạo, các đồng chí đi học đều đạt kết quả tốt. Năm 2006 bổ sung một cán bộ mới, thi đậu vào học theo đề án đào tạo trình độ sau đại học với nước ngoài. Cuối năm 2006 và đầu năm 2007: 2 lãnh đạo phòng được bổ sung, 1 đi học chính trị cao cấp, 1 NCS. CBCC trong đơn vị luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của nhà trường, luôn có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần đoàn kết, luôn luôn chủ động sáng tạo trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và khi có yêu cầu đột xuất.

8. Công đoàn phòng luôn là công đoàn xuất sắc, tham gia tốt các phong trào văn hoá, thể dục, thể thao, do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động từ thiện, …., luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCC.

Phòng Đào tạo có vị trí quan trọng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo của nhà trường; phòng đã tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc hoạch định chiến lược phát triển đào tạo của nhà trường; quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, quản lý dạy và học, kiểm tra đánh giá các loại hình đào tạo theo quy chế hiện hành. Từ những việc làm đó đã góp phần cùng toàn trường tổ chức thực hiện phát triển toàn diện, đúng hướng, đạt kết quả tốt: Quy mô, ngành nghề đào tạo phát triển nhanh, tương đối hợp lý; ngành nghề đào tạo được chuyển đổi phù hợp; nhà trường đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức và phương thức đào tạo, chất lượng đào tạo toàn diện từng bước được nâng lên một bước; sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao đối với từng ngành đào tạo.

Với những kết quả trên những năm qua nhiều các nhân và tập thể đã đạt những thành tích:

- Hàng năm có từ 2 đến 5 CBVC (25%-45%) được công nhận chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Năm 2002 có 1 đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen;1 đồng chí được UBND tỉnh tặng bằng khen. Đến năm 2007 có 11/12 CBCC trong phòng được tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Năm học 2006-2007: 3 Đ/C CSTĐ, 1 Đ/C được Công Đoàn ngành Giáo dục tặng bằng khen, ….

- Trong 10 năm qua phòng luôn đạt tập thể "Lao động xuất sắc" cấp cơ sở. Năm học 1998-1999: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen. Năm 2002 kỷ niệm 5 năm thành lập trường: Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen có thành tích từ năm 1999-2001. Chi bộ luôn là chi bộ trong sạch vững mạnh; Năm 2002 BCH tỉnh Đảng bộ tặng bằng khen. Kỷ niệm 10 năm thành lập trường phòng được HĐTD trường đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Phát huy những thành tích đã đạt được trong 10, năm học 2007-2008 và những năm học tới CBCC của phòng đang có những định hướng mới; tích cực tham mưu cho BGH trong việc: tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, mở đào tạo những ngành mới, đổi mới hình thức đào tạo, tăng cường đổi mới công tác quản lý, thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"; thực hiện cuộc vận động" Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội". . . .góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ cho tỉnh, cho đất nước nhằm thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Tin liên quan